PHẦN I – PHÁT ÂM LÀ GÌ?

Một ngôn ngữ sẽ được thể hiện theo hai dạng: nóiviết. Trong đó, dạng viết được thể hiện qua mặt chữ cái, còn dạng nói được thể hiện qua các âm được phát ra. Hay nói đơn giản, phát âm chính là cách đọc mt t hay mt ngôn ng nào đó, ở đây cụ thể là tiếng Anh.

PHẦN II – TI SAO CN PHI HC PHÁT ÂM?

Chỉ đến khi sử dụng được tiếng Anh và áp dụng nó hiệu quả trong giao tiếp cuộc sống thực tế, mình mới hiểu được phát âm nó có tầm quan trọng đến thế nào. Điều mà ở giai đoạn học ở trường làng mình không được giảng dạy kỹ và cũng không mấy chú trọng, đa phần chỉ là đọc “bừa” theo lối phiên âm tiếng Việt. Ví dụ: từ make hồi đó mình hay đọc là /mếch/. Giờ nhớ lại nghe rõ quê :D.

Ch khi mình hiu và biết phát âm đúng, mình mi thc s:

  • Nghe hiu được người đối din nói điu gì. Điều này là một trải nghiệm đầy gian khổ với mình trong quá trình luyện nghe, rồi sau này đến khi giao tiếp thực tế với người nước ngoài. Dù là những từ đơn giản nhất, mình cũng không nghe ra được. Lý do là mình phát âm sai, khác với những gì mình được nghe. Rồi khi họ viết ra, mình mới ngỡ ngàng, “Trời! Hóa ra là từ này à?”. Nếu không phát âm đúng, rất khó để nghe ra được người đối diện nói gì. Từ đó cuộc nói chuyện đi vào bế tắc, khiến mình rất ngại ngùng khi cứ phải gật gù hoặc “Yes, yes” “OK, OK” liên tục trước cái nhìn ái ngại của họ. Dù cho cuộc hội thoại rất đơn giản và không có nhiều từ mới.
  • Bt rt rè, t tin nói nhiu hơn. Cái cảm giác mở miệng ra sợ mình phát âm sai nó ám ảnh tới nỗi cứ mỗi lần phải nói tiếng Anh là mình ấp úng như bị ai đó chặn miệng vậy. Nhưng nếu tự tin với phát âm của mình, bạn chắc chắn sẽ thích nói nhiều hơn. Bạn muốn được người nước ngoài/những người sử dụng tiếng Anh/đồng nghiệp… nhìn mình với ánh mắt đầy thiện cảm khi bạn có một phát âm dễ nghe và dễ hiểu đúng không?
  • Chng t bạn rt tôn trng ngôn ng đang học. Người bản xứ không quá khắt khe với những người học để nói một ngôn ngữ thứ hai. Nhưng càng lên cao, đặc biệt là khi vào giao tiếp thực tế hoặc ở một môi trường cần sử dụng tiếng Anh, bạn càng phát âm tốt bao nhiêu, điều đó càng chứng tỏ bạn được học bài bản và nghiêm túc với ngôn ngữ này bấy nhiêu. Từ đó khẳng định hình ảnh và sự chuyên nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Hấp dẫn và đáng để bạn cố gắng đúng không?
  • Biết cách phát âm nhng t vng mới. Khi đã hiểu về hệ thống âm và luyện tập tới một mức độ nhất định, bạn có thể tự tìm hiểu được cách đọc từ mới một cách chính xác mà không cần luôn có Thầy/Cô/Người hướng dẫn bên cạnh. Điều rất rất quan trọng cho quá trình tự học và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bạn.

PHẦN III – HC PHÁT ÂM LÀ HC NHNG GÌ?

Để phát âm đúng, bạn sẽ cần đi theo lộ trình sau đây:

  1. HỆ THỐNG CH CÁI (the Alphabet)
  2. H THNG ÂM, ÂM TIẾT và NHẤN ÂM (Sounds, Syllabus, and Word Stress)
  3. CÁCH CÁC ÂM BIN ĐỔI TRONG MỘT CÂU KHI NÓI (Sound Changes in a Sentence)

Để hiểu rõ hơn lộ trình này, chúng ta cùng nhau phân tích nhé.

HỆ THỐNG CHỮ CÁI

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng bao gồm hai hệ thống: h thng ch cáih thng âm. Chữ cái dùng để viết, đánh vần và nhận dạng mặt chữ. Còn âm phục vụ cho việc nói và nghe. Hai hệ thống này đi song hành với nhau, nhưng theo thứ tự, thường chúng ta cần nhận dạng mặt chữ trước khi đi vào cách đọc. Hiểu và nắm rõ bảng chữ cái của một ngôn ngữ, bạn sẽ:

  • Ghi nhớ từ về mặt chữ viết và nhận dạng được chúng khi đọc văn bản. Muốn viết thì phải nhớ được những từ vựng đó có chính tả như thế nào. Khi đọc, bạn có thể nhận dạng được mặt chữ và hiểu được những gì mình đọc dễ dàng.
  • Đánh vần được từ đó nếu bạn phát âm không rõ. Một trong những trường hợp mình hay gặp là các bạn học không phát âm âm cuối, nên mình không biết bạn đang nói đến từ gì. Thế là mình yêu cầu bạn đó đánh vần lại, khi đó mình mới nhận ra được. Hoặc trong trường hợp bạn cần đánh vần tên của mình khi làm các thủ tục hành chính hay khai báo thông tin cá nhân ở một số dịch vụ. Hay thậm chí đơn giản hơn khi bạn giới thiệu tên của mình với một người bạn hay đồng nghiệp nước ngoài. Để làm được điều này, bắt buộc các bạn phải nắm rất rõ bảng chữ cái.
  • Tăng độ cảm âm và tách âm đúng. Có một sự liên kết chặt chẽ giữa các chữ cái và âm mà chúng được phát ra. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu bạn nắm rõ được chính tả của một từ, bạn có thể suy ra cách đọc của từ đó mà không thiếu âm nào, dĩ nhiên là bạn cần phải đọc đầy đủ âm của một từ, nhất là âm cuối. Ví dụ: từ đơn âm red có phiên âm y hệt cách viết của nó /red/, hay từ có nhiều âm tiết như parent => /pe/rənt/. Giả sử bạn không hề biết từ này trước đó, khi bạn nghe từ này và bạn đã nắm rõ bảng chữ cái, bạn sẽ đoán được, ghi ra được ít nhất các phụ âm p,r,nt phải không? Trong tiếng Anh, các nguyên âm thường sẽ bị biến đổi khi đọc, tức là không phải ghi làm sao thì đọc như thế như trong tiếng Việt. Chúng ta sẽ đi sâu vào các phần này hơn trong các bài tiếp theo.

HỆ THỐNG ÂM, ÂM TIẾT VÀ NHẤN ÂM

Sau khi biết được toàn bộ hệ thống chữ cái và cách chúng ghép lại với nhau tạo thành các từ trong tiếng Anh, chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để đọc các từ này một cách chính xác. Chính xác ở đây là gì? Tức là khi người sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh chung giao tiếp với bạn, họ hiểu được bạn đang nói từ gì. Phát âm đúng khác với phát âm hay. Phát âm đúng giúp cho người khác dễ dàng hiểu bạn, trong khi đó giọng hay phát âm hay chỉ là cách nói khác đi của một ngôn ngữ. Cũng tùy vào quan điểm của mỗi người cho rằng giọng này hay giọng kia là hay, và thực tế tiếng Anh có nhiều giọng. Tương tự như tiếng Việt của chúng ta có giọng Bắc, Trung, Nam vậy. Trong tiếng Anh, để đọc được một từ chúng ta cần có:

a. Các âm được ghép với nhau (bao gồm nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, và phụ âm).

Ví dụ: từ milk có 4 âm ghép lại thành /mɪlk/ – phụ âm m,l,k và nguyên âm ɪ.

b. Âm tiết (số lượng tiếng được phát ra trong một từ): trong tiếng Việt của chúng ta, toàn bộ đều là đơn âm, tức là một từ chỉ có một âm tiết. Ví dụ: ăn, chơi, ba, mẹ, làm, việc,… Trái lại, trong tiếng Anh, vừa có cả từ một âm tiết (ví dụ: make, do, buy,…) và từ có hai âm tiết trở lên, thậm chí 5, 6 âm tiết (university, creativity,…).  

c. Nhấn âm (nếu từ đó có từ 2 âm tiết trở lên).

Hệ thống âm này khác với hệ thống chữ cái. Một chữ cái có thể đại diện cho nhiều âm khác nhau. Ví dụ: cùng là chữ a nhưng trong chữ apple nó sẽ được phiên âm là /æ/, còn trong chữ ability nó lại được đọc là /ə/. Trái ngược với trong tiếng Việt, hệ thống âm của chúng ta cũng giống hệ thống chữ cái. Viết như thế nào thì đọc như thế đó. Đó là một trong những điểm khác biệt khiến chúng ta cảm thấy phát âm tiếng Anh khó hơn. Bài này được chia sẻ dưới dạng một bài tổng quan về phát âm, chúng ta sẽ đi sâu hơn những từng tiêu chí trong các bài tiếp theo nhé.

CÁCH CÁC ÂM BIẾN ĐỔI TRONG MỘT CÂU KHI NÓI   

Nắm được cách phát âm một từ chuẩn rồi, điều tiếp theo chúng ta cần làm là hiểu được khi người bản xứ nói một câu hoàn chỉnh trong tiếng Anh sẽ cần thêm những yếu tố gì. Trong phần này chúng ta cần nắm rõ:

  • Nối âm, lược âm, nhập âm (Linking Sounds, Reduced Sounds, Assimilation)
  • Ngữ điệu trong câu (Intonation)
  • Giọng (Accent)
  • Cách ngắt ý trong câu (Pausing)

Trong phần a, chúng ta sẽ tìm hiểu những yếu tố xảy ra trong văn nói tự nhiên của người bản xứ. Nắm rõ thói quen họ nối giữa hai từ với nhau, bỏ âm, biến đổi phụ âm khi chúng nằm cạnh nhau sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề khó khăn khi nghe họ nói, đồng thời cải thiện khả năng nói của chúng ta lên một mức độ cao cấp hơn.

Phần b sẽ biến đổi cách nói cố hữu của chúng ta trong tiếng Việt khi áp dụng qua tiếng Anh. Trong tiếng Việt chúng ta có các dấu câu khiến cho câu nói trở nên màu sắc, trong tiếng Anh chỉ có dấu nhấn, vậy làm cách nào để những gì mình nói trở nên mượt mà và nghe đã tai hơn, biểu cảm được nhiều sắc thái hơn?

Phần c chúng ta sẽ bàn luận và định hình về giọng. Chúng ta hay nghe đến giọng Anh, giọng Mỹ, giọng Ireland, giọng Anh-Ấn, Anh-Thái, thậm chí Vietlish,… Vậy chúng ta nên luyện tập theo giọng nào và giọng nào là chuẩn. Liệu nói tiếng Anh theo giọng mẹ đẻ của chúng ta có ổn không?

Phần cuối cùng, d, khi nói hay đọc, cũng giống như trong tiếng Việt, sẽ có những quy tắc để chúng ta dừng ý, ngắt câu làm sao cho những gì mình truyền đạt người nghe theo kịp và nắm bắt được thông tin hiệu quả.

PHẦN IV – PHẢI LUYỆN TẬP PHÁT ÂM TRONG BAO LÂU?

Câu hỏi này nó cũng giống như bạn hỏi khi nào tôi biết chạy xe, khi nào tôi nấu ăn được, khi nào tôi nói được tiếng Anh. Nó không có một mốc cố định nào hết. Cũng giống như các kỹ năng và thành tố khác trong tiếng Anh như từ vựng, ngữ pháp,… chúng ta đều cần thời gian để biến nó thành của mình. Nhưng chung quy, vẫn theo lộ trình mà mình vạch ra cho các bạn. Đầu tiên là HIỂU – SẢN XUẤT – CHỈNH SỬA – LUYỆN TẬP. Phát âm với những bạn đã có nền tảng thì tương đối dễ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa kỹ năng này khó với những bạn mới bắt đầu. Hướng dẫn một tờ giấy trắng sẽ dễ hơn rất nhiều với một tờ giấy đã lem nhiều màu mực. Điều khó khăn nhất trong phát âm tiếng Anh đó chính là việc nhận ra những “tật”, những thói quen và cách nói đã hằn sâu trong trí não của chúng ta, nhất là những bạn đã trải qua 12 năm học phổ thông như mình ở một ngôi trường làng. NHẬN RA NHỮNG TẬT ĐÓ, ĐƯỢC HƯỚNG DẪN MỘT CÁCH DỄ HIỂU, BẮT CHƯỚC THEO VÀ CHỈNH SỬA LẠI, LUYỆN TẬP CHO ĐẾN KHI NÀO PHÁT ÂM ĐÚNG, khi đó bạn mới đạt được cái đích của kỹ năng này. Bạn càng tập trung cho nó nhiều bao nhiêu, càng ngẫm lấy những tật xấu của mình và chủ động sửa nó bao nhiêu, thời gian để bạn phá đảo kỹ năng này và mở miệng là bật ra được một thứ tiếng Anh quyến rũ chắc chắn sẽ được rút ngắn rất rất nhiều.

Đó là tất cả những chia sẻ tổng quan và định hướng chung của mình cho bạn về phát âm, kỹ năng mà mình sẽ đầu tư và hỗ trợ rất nhiều cho bạn. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy cứ để lại ý kiến để trao đổi cùng mình, và cùng khám phá chi tiết hơn trong các bài chia sẻ sau nhé. Peace!